TSMC: “Những nỗ lực toàn cầu nhằm đưa việc sản xuất vi mạch theo từng quốc gia không còn thiết thực”

Nhà sáng lập của gã khổng lồ về vi mạch TSMC, Morris Chang bày tỏ lo ngại rằng các khoản đầu tư vào sản xuất vi mạch ở một số quốc gia làm tăng chi phí và hạn chế tiến bộ kỹ thuật.

Kể từ nửa cuối năm 2019, người dùng công nghệ trên toàn thế giới đã cảm nhận được cơn thiếu nguồn nguồn cung vi mạch khi nhiều loại hàng hóa linh kiện tăng khủng khiếp. Đặc biệt sự thiếu hụt mạch điện đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô, khiến các nhà sản xuất ô tô phải giảm hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn. Để đảm bảo khả năng tiếp cận các vi mạch cho các ngành công nghiệp của mình, EU và Hoa Kỳ, cùng với các quốc gia khác, đang đầu tư vào việc đưa sản xuất vi mạch trong nước.

Hiện tại, phần lớn các vi mạch điện tử trên thế giới được sản xuất ở châu Á, dẫn đầu là gã khổng lồ sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC). Trong một cuộc họp với nhóm thương mại APEC , người sáng lập TSMC-Morris Chang đã lo ngại về nỗ lực của các quốc gia khác trong việc đưa sản xuất vi mạch về chính quốc, vì điều đó sẽ rất phi thực tế. Điều này thấy rõ qua việc TSMC đã chỉ trích các khoản đầu tư cho việc sản xuất vi mạch điện tử của EU, mà họ coi là không thực tế.

Theo ông Chang, những nỗ lực đầu tư và bắt đầu sản xuất vi mạch trong nước của nhiều quốc gia vào lúc này chỉ dẫn đến tăng chi phí và có nguy cơ làm giảm tốc độ phát triển trên mặt trận công nghệ sản xuất. Ông cũng cho biết thêm rằng một chuỗi cung ứng chủ yếu dựa trên các hiệp định thương mại và thương mại tự do mang lại lợi ích cho người tiêu dùng về lâu dài. Mặc dù không chỉ đích danh ai và quốc gia nào, nhưng nhiều người có thể đoán biết được Chang đang nhắm tới đối tượng nào.

Không có gì ngạc nhiên khi các khoản đầu tư khác không được chào đón theo quan điểm của TSMC. Từ quan điểm tài chính thuần túy về lâu dài, điều này có thể đồng nghĩa với việc giảm khối lượng và tỷ suất lợi nhuận của họ, thậm chí có thể mất vài năm. Tuy nhiên, có lẽ không chỉ có động cơ kinh tế đằng sau mong muốn tự cung tự cấp vi mạch điện tử của các quốc gia khác mà còn liên quan tới mặt chính trị. Bởi căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, cũng như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, đã đặt một phần lớn hoạt động sản xuất vi mạch điện tử hiện tại của thế giới vào tình trạng “bất ổn” về mặt chính trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook