Tỉ lệ bảo hành sản phẩm của VGA AMD 5000 Series cao hơn dòng Turing của NVIDIA

Bất kì người dùng nào khi có nhu cầu mua một sản phẩm tin học nói riêng hay linh kiện điện tử nói chung, từ linh kiện đơn lẻ cho tới cả hệ thống PC, ngoài việc quan tâm tới thiết kế lẫn thông số kĩ thuật và hiệu suất sản phẩm mang lại.

Thì luôn luôn phải để ý tới một yếu tố vô cùng quan trọng, đó là dịch vụ hậu mãi sau bán, hay nói cách khác là độ tin cậy của sản phẩm trong thời gian còn bảo hành. Chẳng ai muốn mua một sản phẩm về sử dụng mà phải gặp phiền toái quá nhiều để phải đi bảo hành liên tục.

Mindfactory – đơn vị thương mại điện tử nổi tiếng của Đức, gần đây đã xuất bản dữ liệu RMA (Return Material Authorization-dịch vụ bảo hành đổi trả sản phẩm dành cho sản phẩm công nghệ) của dòng sản phẩm GPU Nvidia Turing và 5000 Series của AMD. Theo đó, tỉ lệ RMA của AMD cao hơn tổng thể so với Nvidia, nhưng nếu xét riêng dòng sản phẩm cụ thể thì sản phẩm có tỉ lệ RMA cao nhất từ Nvidia lại thuộc về RTX 2080Ti.

Mindfactory là một trong những nhà bán lẻ phần cứng rất có tiếng ở Đức và doanh số phần cứng bán ra của họ thuộc loại top trên thế giới.

Vì vậy, thật dễ dàng khi họ có một lượng database về tỉ lệ RMA tương ứng với các sản phẩm bán ra. Dữ liệu RMA lần này của Mindfactory thu thập bao gồm các VGA Nvidia GTX1660Ti trở lên, trong khi đó phía AMD là gồm 5500 XT trở lên.

Tổng cộng, hệ thống dữ liệu tính tới thời điểm hiện tại của Mindfactory bao gồm 44,100 VGA AMD và 72,280 VGA Nvidia được bán ra. Theo số liệu này, rõ ràng người dùng tại Đức ưa thích các VGA Nvidia hơn là AMD.  Trong tổng số các sản phẩm VGA được bán ra, tỉ lệ RMA của AMD là 1452 đơn vị-tương đương RMA 3,3%, trong khi đó tỉ lệ RMA của Nvidia là 1607 đơn vị-tương đương 2,1%.

Nếu xét theo tỉ lệ RMA và so sánh với nhau, các VGA AMD có tỉ lệ RMA cao hơn khoảng 50% so với Nvidia.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn con số để mà đánh giá thì thật không công bằng. Cho nên hãy đi sâu vào chi tiết việc RMA theo phân khúc sản phẩm để xem ở phân khúc nào tỉ lệ RMA sẽ cao nhất. Theo đó, tỉ lệ RMA của dòng Nvidia khá nhất quán và xuyên suốt từ dòng thấp tới dòng cao, trong đó RTX 2070 chỉ có 1% lỗi nhưng ở phân khúc cao nhất thì tỉ lệ RMA của RTX 2080Ti lại lên mức cao nhức là 5,3%-một con số tồi tệ.

Phía đội đỏ, dòng 5500XT hầu như không có tỉ lệ lỗi, trong khi tỉ lệ lỗi lại nằm ở các VGA dòng cao như RX 5700 và RX 5700 XT với tỉ lệ lên tới 3,6%.

Tỉ lệ của RX 5700 và RX 5700XT lên tới 3,6% cũng có nguyên nhân của nó. Một phần liền quan tới các phiên bản driver chưa được tối ưu từ phía AMD, một phần nữa là thiết kế của một số dòng sản phẩm ngay từ đầu gặp trục trặc, chẳng hạn như từ phía ASUS đã gặp vấn đề thiết kế tản nhiệt cho dòng Strix.

Lý giải cho 5500XT ít gặp trục trặc hơn là do các phiên bản driver ra sau đã được tối ưu và thiết kế hoàn chỉnh hơn. Ngoài ra, còn có thể có lý do khác đó là các nhà bán lẻ như Mindfactory có thể gặp phải một số lô hàng có tỉ lệ lỗi do sự cố sản xuất gây ra.

Điều cuối cùng, với tư cách là một khách hàng cuối, hãy xem xét kĩ các review sản phẩm, bao gồm cả các đánh giá từ phía các testlab nổi tiếng hay các tester uy tín, cộng với các feedback cụ thể từ các khách hàng khác. Điều này sẽ tránh được các vấn đề mà chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình mua và sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook