RTX A6000 cũng được NVIDIA hỗ trợ công nghệ BAR (Base Address Registers) với phiên bản vBIOS có sẵn.

Vào tháng 1 vừa qua, NVIDIA đã công bố việc hỗ trợ công nghệ BAR (Base Address Registers)-có thể thay đổi kích thước thanh địa chỉ trong các dòng card đồ họa GeForce RTX 30-series của họ. Công nghệ BAR như chúng ta đã biết, giúp gia tăng hiệu năng của card đồ họa trong các tựa game trên các hệ thống có bo mạch chủ và bộ vi xử lý tương thích.

Công nghệ BAR thực ra không phải là một điều mới mẻ, nó là một phần của thông số kỹ thuật giao diện PCI Express kể từ phiên bản 2.0, nhưng vào cuối năm ngoái công nghệ này mới thu hút sự chú ý của truyền thông do AMD đã hỗ trợ triển khai và áp dụng vào dòng card màn hình Radeon RX6000 Series của họ dưới tên gọi Smart Access Memory.

Với sự trợ giúp của Resizable BAR, người dùng có thể “cấp quyền” cho CPU truy cập vào toàn bộ phần VRAM của card màn hình, trong khi các hệ thống PC sử dụng Windows không có chức năng này chỉ có thể truy cập tối đa 256 MB VRAM của card màn hình tại một thời điểm. Điều này loại bỏ hiện tượng nghẽn cổ chai I / O và AMD tuyên bố nó có thể mang lại hiệu suất tăng lên đến 10-15%.

Resizable BAR đã xuất hiện trong các máy tính xách tay được trang bị dòng đồ họa GeForce RTX 30 series, được bán ra vào cuối tháng 1/2021. Với việc phát hành phiên bản RTX 3060, NVIDIA đồng thời cũng áp dụng công nghệ BAR vào dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, một phát hiện thú vị hơn cả đến từ một tay chơi trên diễn đàn Reddit với nick name “millenia3d” cho thấy, công nghệ BAR được áp dụng ngay cả đối với dòng GPU đẳng cấp là RTX A6000.

Công nghệ BAR đã trở nên phổ biến và được công nhận khi AMD triển khai tính năng Smart Access Memory khi người dùng sử dụng CPU Ryzen 5000 Series và bo mạch chủ Chipset 500 Series với GPU RX 6000 Series. Điểm khác biệt lớn nhất của việc triển khai công nghệ BAR giữa AMD và NVIDIA là khả năng hỗ trợ của NVIDIA cho ReBAR diễn ra trên nhiều nền tảng hệ thống hơn.

RTX A6000 là dòng Ampere có GPU GA102 đầy đủ với 10752 nhân CUDA. Điểm đặc biệt đáng kể của RTX A6000 so với các dòng RTX phổ biến đó là dung lượng VRAM lên tới 48GB GDDR6 và có thể tăng lên 96GB nhờ áp dụng NVLink. Việc NVIDIA không sử dụng bộ nhớ GDDR6X cho dòng sản phẩm này do dòng bộ nhớ này không có sẵn với dung lượng cao như vậy.

Công nghệ BAR sẽ rất tốt cho mức dung lượng bộ nhớ này và được hỗ trợ với vBIOS có sẵn. Đối với dòng RTX 30 series cho hệ thống máy tính để bàn, NVIDIA đang gấp rút phát hành các phiên bản vBIOS hỗ trợ, dự kiến các phiên bản vBIOS này sẽ xuất hiện trong tháng 3 này.

NVIDIA RTX A6000 là một chiếc VGA đẳng cấp, dành cho đồ họa chuyên nghiệp, nhà sáng tạo nội dung, lĩnh vực AI… cho nên chắc chắn nó không dành cho tất cả mọi người. Đồng thời, mức giá bán lẻ của nó cũng cao gấp 3 lần so với GeForce RTX 3090. Nguyễn Công cũng hân hạnh là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam sở hữu hai chiếc VGA Leadtek RTX A6000 với mức giá bán lẻ hơn 140 triệu VNĐ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook