Hyper Threading là gì? Hiệu năng cpu sẽ ra sao khi không có Hyper Threading?

Hyper Threading là gì? Công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading) là công nghệ cho phép một CPU vật lý hoạt động như là hai CPU, giúp CPU có khả năng xử lý nhiều tác vụ ở cùng một thời điểm bằng cách chia thành các luồng xử lý khác nhau. Với công nghệ siêu phân luồng một CPU vật lý khi hoạt động trên hệ điều hành được hiểu như là hai CPU và hệ điều hành không thể phân biệt được. Nhiệm vụ của hệ điều hành là gửi hai chuỗi lệnh tới hai CPU và phần cứng sẽ đảm nhiệm những công việc còn lại. Thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thời gian con người làm việc với máy tính là tương đối nhiều. Với những phát triển trong công nghệ này, năng suất của người sử sụng cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy công nghệ siêu phân luồng hết sức cần thiết, nhất là với các đối tượng có nhu cầu làm việc trên máy tính cao.

Hiệu năng CPU sẽ ra sao khi không có Hyper Threading?

Đã bao giờ các bạn nghĩ việc bổ sung thêm công nghệ Hyper Threading sẽ giúp chúng ta có thêm được bao nhiêu hiệu năng chưa? Công nghệ Hyper Threading của intel là một công nghệ giúp đánh lừa hệ thống chúng ta đang có số lượng nhân ảo gấp đôi so với lượng nhân thực tế. Cũng chính nhờ công nghệ này mà có thể thấy giá của Core i7 đắt hơn khá nhiều so với Core i5. Nhưng liệu gấp đôi luồng thì nó có gấp đôi hiệu năng hay không thì các bạn hãy cùng Nguyễn Công PC khám phá trong bài viết này!

 

Trước hết, chúng tôi đã test qua với Cinebench R20, một bài test mới và rất phỏ biến hiện nay và nhìn vào Core i7-8700K, chúng tôi thấy hiệu suất giảm 24% khi Hyper-Threading bị vô hiệu hóa. Đương nhiên loại giảm hiệu năng đi thì không ai thích thú hết. Hơn nữa, về mặt hiệu năng, về cơ bản chúng tôi biến 8700K thành 7700K, cái này thì không hay lắm nếu các bạn muốn hiệu năng trên giá thành tốt. Trong khi đó, 7700K trở nên chậm hơn 26% khi Hyper-Threading bị vô hiệu hóa và bây giờ chúng ta có một CPU lõi tứ cũ đơn giản, hoặc có thể nói là Core i5 của thế hệ Kaby Lake. Đối với các ứng dụng tận dụng mạnh mẽ tất cả các lõi, việc vô hiệu hóa SMT / Hyper-Threading có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất.

WinRAR sẽ giảm 36% băng thông cho 8700K. Rõ ràng Hyper-Threading hoạt động rất tốt cho loại những công việc như thế này. Tương tự như vậy, chúng ta thấy một sự sụt giảm lớn cho 7700K, giảm 39% trong trường hợp này.

Corona là một trình render hiệu suất cao và ở đây, 8700K đã giảm hiệu suất 31% khi Hyper-Threading bị vô hiệu hóa, trong khi 7700K lại giảm 33% tương tự. Trong cả hai trường hợp, việc giảm hiệu suất là đáng kể, báo hiệu chúng ta có thể thấy hiệu suất giảm đáng kể trong các tác vụ render và mã hóa tùy thuộc vào cách các bản cập nhật để giảm thiểu sai sót hoạt động. Khi test qua với Blender có thể thấy mức giảm khá nhỏ chỉ tầm 25% cho 8700K khi Hyper-Threading bị vô hiệu hóa, gần với những gì chúng ta thấy trên Cinebench R20, mặc dù nó vẫn còn đáng kể. 7700K với số lõi ít ​​hơn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn một chút và ở đây chúng tôi thấy hiệu năng giảm 29%.

Mức tiêu thụ điện năng

Nếu chúng ta không nhìn vào mức tiêu thụ điện năng của từng bộ xử lý riêng lẻ thì sẽ khá khó để thấy được tính hiệu quả của Hyper Threading có thật sự cao hay không, vì vậy thật khó để nhận xét về hiệu quả, nhưng như bạn có thể thấy việc vô hiệu hóa Hyper-Threading trên 8700K không giúp chúng ta tiết kiệm nhiều năng lượng trong thử nghiệm này với tổng hệ thống giảm ~ 5% sử dụng. 7700K được sử dụng tốt hơn với HT được kích hoạt và ở đây chúng tôi đã thấy mức giảm 11% có lẽ phù hợp hơn với hiệu suất giảm mà chúng ta đã thấy.

Ưu điểm của công nghệ Hyper Threading

Nếu việc tắt siêu phân luồng có thể làm giảm hiệu suất máy tính đến vậy, thì tác dụng và ưu điểm của nó là gì và khi nào chúng ta nên sử dụng công nghệ này cho máy tính?

Để nói rõ hơn, nếu công việc bạn thường thực hiện trên máy tính liên quan đến các tác vụ đơn giản như duyệt web, kiểm tra email, hoặc sử dụng các ứng dụng cơ bản, thì có lẽ bạn sẽ không thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của siêu phân luồng, vì nó không có tác động lớn trong những tình huống như vậy.

Lý thuyết cho thấy, siêu phân luồng giúp cho bộ xử lý hoàn thành các tác vụ tốt hơn, nhưng với sự phát triển nhanh chóng của bộ xử lý hiện đại, các ứng dụng cơ bản thường khó tận dụng toàn bộ sức mạnh của bộ xử lý mạnh mẽ này.

Bên cạnh đó, đôi khi các tác vụ và chương trình chạy chỉ trên một lõi xử lý, có thể do chương trình hoặc các lý do khác. Trong những trường hợp như vậy, bạn sẽ không thấy lợi ích của siêu phân luồng.

Siêu phân luồng sẽ thể hiện tác dụng rõ rệt nhất khi bạn thực hiện các tác vụ nặng, yêu cầu tốc độ xử lý cao và máy tính có cấu hình mạnh, ví dụ như các chương trình đồ họa 3D, làm video, hoặc các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao như render 3D. Các chương trình này thường được tối ưu hóa để sử dụng đa luồng, và việc kích hoạt siêu phân luồng có thể giúp tăng hiệu suất máy tính lên đến 30%.

Tuy siêu phân luồng có chức năng tốt, nhưng nó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Trong một số trường hợp đặc biệt và vì các lý do cụ thể, công nghệ này có thể không mang lại lợi ích tối đa.

Tổng kết

Sau khi hiểu về hyper-threading và cách nó tác động lên CPU cũng như những ưu điểm của nó, hãy nhớ không nhầm lẫn giữa việc sử dụng hyper-threading để tăng hiệu suất máy tính lên 30% và việc tăng số lõi cho bộ vi xử lý. Hãy nhớ những thông tin này và không lẫn lộn hai khái niệm này với nhau.

Vì vậy, nếu bạn chỉ sử dụng máy tính cho các công việc thông thường hàng ngày, việc kích hoạt công nghệ hyper-threading có thể không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn cần thực hiện các nhiệm vụ nặng, sử dụng các ứng dụng yêu cầu cấu hình cao và tốc độ xử lý, thì hyper-threading trở thành một yếu tố quan trọng.

Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về hyper-threading, cách nó hoạt động, và hiệu quả của nó. Dựa trên nhu cầu của bạn, hãy xem xét việc áp dụng công nghệ này một cách hợp lý.

Nếu bạn vẫn có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về việc sử dụng hyper-threading hoặc mua một máy tính mới được trang bị công nghệ này, hãy liên hệ với Nguyễn Công PC để được tư vấn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook