Chọn B450 hay B550 cho CPU Ryzen 5000 series tốt hơn

Vừa qua, AMD đã chính thức cho ra mắt dòng CPU Ryzen 5000 dành cho máy tính để bàn với tương đối nhiều sự nâng cấp, hứa hẹn sẽ đem lại mức hiệu năng mạnh hơn đáng kể so với thế hệ cũ. Tuy nhiên, với việc tiếp tục sử dụng socket AM4, rất nhiều người dùng đang băn khoăn rằng họ nên lựa chọn bo mạch chủ nào là tốt nhất, hay đối với những người đang sử dụng như bo mạch chủ cũ như B450 thì họ có cần phải nâng cấp lên B550 để trải nghiệm dòng CPU mới nhất hay không.

chon-b450-hay-b550-cho-cpu-ryzen-5000-series-4

Trong bài viết này, mình sẽ nêu ra sự khác nhau chính giữa những hai loại chipset cũng như giải đáp những thắc mắc ở trên.

Trước đây, AMD đã từng thông báo họ sẽ hỗ trợ CPU AMD sử dụng kiến trúc Zen 3 lên toàn bộ bo mạch chủ thuộc series 300 và 400. Nhưng, sau một thời gian cân nhắc, AMD đã quyết định sẽ chỉ hỗ trợ CPU Zen 3 (tên chính thức là Ryzen 5000 series) trên những dòng bo mạch chủ thuộc series 400 (B450 và X470). Riêng những dòng bo mạch chủ thuộc thế hệ 500 mới nhất (B550 và X570) mặc nhiên sẽ hỗ trợ thế CPU mới nhất này.

Điều đó đồng nghĩa với việc, những người dùng bo mạch chủ B450 sẽ có thể sử dụng gần như toàn bộ CPU Ryzen từ 1000 series đến 5000 series. Tuy nhiên, nếu người dùng muốn sử dụng bo mạch chủ B450 cho CPU Ryzen 5000 series thì sẽ phải update một phiên bản BIOS mới và hiện tại chỉ mới đang trong giai đoạn beta.

chon-b450-hay-b550-cho-cpu-ryzen-5000-series

Đối với dòng bo mạch chủ sử dụng chipset B550, chúng sẽ mặc định hỗ trợ toàn bộ CPU Ryzen series 3000 và 5000, gần như không cần phải tinh chỉnh hay update BIOS gì cả.

Với APU Ryzen (những vi xử lý có nhân đồ họa tích hợp) thì vấn đề sẽ hơi “rắc rối” một chút. B450 sẽ hỗ trợ những CPU Ryzen 5000 series nhưng những APU thuộc 4000 series lại không được hỗ trợ. Tuy nhiên, những APU 4000 series này chỉ được sản xuất dưới dạng OEM nên cũng không quá phổ biến trên thị trường. Với B550 thì mặc dù hỗ trợ CPU Ryzen 3000 series nhưng APU ryzen 3000 series (3200G, 34000G) sẽ không hoạt động được với nhau.

chon-b450-hay-b550-cho-cpu-ryzen-5000-series-1

Vậy nếu cùng sử dụng được cả CPU Ryzen 3000 và 5000 series thì B450 và B550 có điểm gì khác nhau?

Ngoài việc đa phần những bo mạch chủ mang chipset B550 đều được trang bị dàn VRM tốt hơn nhiều so với B450 thì điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất nằm ở PCIe 4.0. Tuy nhiên, điều này cũng gây nên khá nhiều tranh cãi. Lý do là khác với X570 khi PCIe 4.0 đang trang bị cả ở trên chipset, chipset B550 không hề có lane PCIe 4.0.

Những bo mạch chủ B550 chỉ sử dụng PCIe lanes trực tiếp từ CPU. Điều này đồng nghĩa với việc, AMD hoàn toàn có thể đem PCIe 4.0 lên các dòng bo mạch chủ B450 nếu người dùng sử dụng cùng với CPU có lane PCIe 4.0 như CPU Ryzen 3000 series.

Trên thực tế, Gigabyte đã từng tung ra một phiên bản BIOS cho phép sử dụng PCIe 4.0 trên bo mạch chủ B450 nhưng đã bị AMD buộc phải gỡ bỏ. Mình sẽ không đào quá sâu về vấn đề này nhưng mình muốn nhấn mạnh rằng PCIe 4.0 trên B550 không đến từ chipset mà từ CPU.

Với việc chỉ sử dụng PCIe lanes 4.0 từ CPU, người dùng sẽ có 20 lanes PCIe 4.0 bao gồm 16 lanes cho card đồ họa và 4 lanes dùng cho SSD M.2 PCIe 4.0 x 4. Ở thời điểm hiện tại, PCIe 4.0 chưa thực sự mang lại sự khác biệt quá lớn về mặt hiệu năng cho cả VGA và SSD.

Lượng băng thông từ PCIe 3.0 x 16 phổ biến hiện nay vẫn rất đủ cho những dòng VGA cao nhất phát huy hết toàn bộ sức mạnh đối với những nhu cầu của người dùng thông thường. Đến cả những dòng VGA cao cấp nhất hiện nay như RTX 3080 hay RTX 3090 cũng chỉ nhận thấy sự khác biệt vào khoảng 3% – 5% giữa PCIe 3.0 và 4.0 và người dùng sẽ không thể nào nhận biết được bằng mắt thường.

chon-b450-hay-b550-cho-cpu-ryzen-5000-series-3

Tương tự là với SSD, thông số khi benchmark những ổ SSD PCIe 4.0 là rất ấn tượng nhưng trong điều kiện sử dụng thực tế, trừ khi người dùng có nhu cầu truyền tải file lớn liên tục thì với nhu cầu sử dụng thông thường, sự chênh lệch hiệu năng giữa một SSD NVMe 3.0 x4 và một SSD NVMe 4.0 x4 là gần như bằng không. PCIe 4.0 có thể là một công nghệ dành cho tương lai nhưng ở thời điểm hiện tại thì thực sự chưa phải là một vấn đề quá quan trọng.

Một điểm nâng cấp nữa là PCIe lanes trên chipset của B450 và B550 cũng được nâng cấp từ 6 lanes PCIe 2.0 thành 8 lanes PCIe 2.0 + 4 lanes PCIe 3.0. Điều này cho phép AMD tích hợp thêm những tính năng như WIFI 6, LAN 2.5 Gigabit và USB 3.2 gen2.

Một điểm nâng cấp nữa là B550 hỗ trợ đa card đồ họa nhưng cấu hình sử dụng SLI hay Crossfire không còn được sử dụng rộng rãi như trước nên đây gần như là một điểm nâng cấp không đáng chú ý.

chon-b450-hay-b550-cho-cpu-ryzen-5000-series-3

Tóm lại, việc lựa chọn giữa B450 và B550 đương nhiên tùy thuộc vào người tiêu dùng. Nếu trong trường hợp bạn chỉ sử dụng những CPU tầm trung như Ryzen 5 5600X, bạn không có nhu cầu ép xung quá cao và cũng không cần tới PCIe 4.0 thì bo mạch chủ B450 sẽ là sự lựa chọn thích hợp hơn và tối ưu hơn về mặt chi phí.

Ngược lại, nếu bạn cần một bo mạch chủ có dàn VRM xịn để chạy những CPU cao cấp, có nhiều nhân luồng như Ryzen 7 5800X hoặc Ryzen 9 5900X và Ryzen 9 5950X cũng như muốn có PCIe 4.0 để chuẩn bị cho tương lai, bạn có một hệ thống mạng cao cấp với WIFI 6 cùng hệ thống LAN tốc độ cao thì bo mạch chủ B550 là sự lựa chọn đúng đắn.

Nguồn techspot

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook