Bo Mạch Chủ Asus Đã Sẵn Sàng Cho Windows 11 Với Hỗ Trợ Auto TPM

Việc ra mắt Windows 11 không chỉ mang tới người dùng thiết kế mới mẻ, giao diện vô cùng bắt mắt mà còn đem đến nhiều tính năng vô cùng nổi bật hỗ trợ tối ưu hơn nữa cho các phần cứng như bo mạch chủ. Hiểu rõ được vấn đề đó, Asus đã tung ra phiên bản update mới của mình để hỗ trợ công nghệ TPM của Windows 11 vốn là yêu cầu tất yếu cho hệ điều hành này mà Microsoft mong muốn người dùng có. Vậy thông tin này như nào, hãy cùng DUNGTRANGPC  tìm hiểu trong bài viết này nhé.

ASUS đã tung ra bản nâng cấp BIOS mới cho bo mạch chủ của mình

Mới đây không lâu, Asus đã tung ra update Bios mới giúp cho người dùng có thể mở được TPM hay được biết đến là Trusted Plaform Module, đây là yêu cầu được Microsoft đưa ra nhằm tối ưu cho phiên bản Windows 11 sắp sửa ra mắt, điều đặc biệt là bản nâng cấp này của Asus không chỉ giúp cho các CPU thế hệ thứ 11 của Intel được tối ưu mà còn có cả những CPU đời cũ như Intel Kaby Lake vốn ra mắt từ năm 2017 cũng sẽ được nhận bản update BIOS mới này.

Thực chất TPM là gì ? thì đây là công nghệ được kích hoạt nhằm ngăn chạn các cuộc tấn công ảnh hưởng đến quá trình khởi động và phần của của bạn bằng cách thực hiện các hoạt động mật mã trên phần cứng của bạn để bảo mật mã hóa. Đây được cho là công cụ thiết yếu cho bảo mật doanh nghiệp, cá nhân vốn là ưu tiên hàng đầu của Microsoft.

Mặc dù thực tế TPM đã có phiên bản 2.0 rồi và phiên bản trước kia chưa được phổ biến thì giờ đây Microsoft đã quyết định nhúng tay vào và bắt các nhà sản xuất khác trong đó có Asus phải kích hoạt thêm TPM 2.0 tự động thay vì bằng tay. Lý giải cho việc tại sao cần kích hoạt tự động thì trước đó để tìm kiếm kích hoạt TPM, bạn sẽ cần tìm tên cài đặt là “PTT” hoặc “PSP fTPM” tùy thuộc vào bộ xử lý của bạn và nếu không phải chuyên gia sẽ khó có thể tìm thấy được. Điều này không chỉ giúp người dùng không cần phải điều chỉnh gì vẫn đảm bảo an toàn hơn trong quá trình trải nghiệm mà còn đảm bảo độ bảo mật hơn.

Hiện tại vẫn còn rất nhiều bo mạch chủ ASUS vẫn chưa được cập nhật BIOS nhưng trong thời gian tới chúng sẽ dần được cập nhật sớm nhất. Để kiểm tra xem bo mạch chủ đã nhận được bản cập nhật BIOS hay chưa, có danh sách các bo mạch chủ tương thích với Windows 11 của ASUS, các bạn có thể theo dõi trên trang web chính thức. Khi đã xác nhận rằng bo mạch chủ tương thích, hãy đảm bảo rằng BIOS đã được cập nhật. Tuy nhiên, nếu các bạn không biết gì về thông tin bo mạch chủ mà mình đang dùng, thì bạn có thể nhấp vào nút khởi động Windows 10, gõ “Run” trên thanh tìm kiếm bên cạnh Start Menu và gõ “msinfo32”. Từ đó bạn sẽ kiểm tra được bo mạch chủ của mình sử dụng có mã như nào rồi dựa vào mã đó dể xem có được update BIOS không.

Một số nhà sản xuất khác đã chủ động cập nhật cài đặt để tạo khả năng tương thích với Windows 11. Các công ty như Asrock, MSI đã chia sẻ thông tin về khả năng tương thích của bo mạch chủ của họ với Windows 11. Chắc chắn các hãng sản xuất OEM khác cũng sẽ sớm đưa cho mình những bản update BIOS để hỗ trợ Windows 11

Ngày phát hành cho Windows 11 vẫn chưa được biết. Ban đầu, Microsoft tuyên bố rằng Windows 11 sẽ ra mắt vào cuối năm 2021, tuy nhiên có thể tình hình sẽ thay đổi nếu tình hình dịch bệnh trở nên xấu hơn. Chắc chắn Windows 11 sẽ mang tới không chỉ tối ưu dung lượng mà còn cho trải nghiệm tốt nhất.

DUNGTRANGPC  sẽ sớm cập nhật cho các bạn những thông tin mới nhất về Windows 11 cũng như đưa ra những trải nghiệm, hướng dẫn đầy đủ nhất để bạn có tầm nhìn rõ ràng về hệ điều hành này cũng như làm sao để trải nghiệm hệ điều hành Windows 11 trên các cỗ máy cũ của bạn. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra những hướng dẫn cập nhật bios để bạn có thể tự cập nhật để trải nghiệm Windows 11.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook