BNC Ranking: ASRock lần đầu tiên sau 10 năm vươn lên vị trí số 1 tại thị trường Nhật Bản, vượt qua cả ASUS!

Được thành lập năm 1989, ASUS là công ty điện tử tiêu dùng và phần cứng máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Đài Loan. Luôn cam kết tạo nên những sản phẩm thông minh cho cuộc sống hiện tại và tương lai, ASUS là thương hiệu gaming và bo mạch chủ Số 1 thế giới, đồng thời thuộc top 3 nhà cung cấp máy tính xách tay tiêu dùng hàng đầu.

Vào năm 2015 và 2016, tạp chí Fortune đã ghi nhận ASUS là một trong các Công ty được ưa chuộng nhất thế giới, và đồng thời trong suốt 4 năm qua, Interbrand đã xếp hạng ASUS là thương hiệu quốc tế giá trị nhất của Đài Loan.

Công ty có hơn 17.000 nhân viên, bao gồm cả một nhóm Nghiên cứu & Phát triển đẳng cấp thế giới. Với nỗ lực cải tiến và cam kết về chất lượng cho các sản phẩm công nghệ thông minh cho cả hiện tại và tương lai, ASUS đã đạt 4385 giải thưởng cùng doanh thu khoảng 13,3 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016.

ASRock thì ngược lại, sinh sau đẻ muộn hơn ASUS rất nhiều và ít nhiều có mối quan hệ “huyết thống”. Được thành lập vào 2002, ASRock ban đầu là một công ty con của ASUS với mục đích cạnh tranh với Foxconn trong mảng OEM, cũng như làm các sản phẩm giá rẻ cho thị trường.

Tám năm sau, ASRock chính thức dứt tình máu mủ với ASUS để hoạt động độc lập và trở thành hãng cạnh tranh trực tiếp với ASUS. 10 năm tiếp theo, ASRock đã trở thành một thế lực đáng gờm. Tuy nhiên, nhiều kỹ sư vẫn làm việc tại ASRock đã từng là kỹ sư của ASRock trong ASUS. Vì thế, đâu đó chúng ta nhìn thấy sự tương đồng về thiết kế sản phẩm là không thể tránh khỏi.

Mặc dù ASUS được đánh giá là thương hiệu bo mạch chủ số  1 trên thế giới, nhưng ở một số thị trường vị trí này của ASUS lại là của thương hiệu khác. Theo báo cáo mới nhất của BCN Ranking, ASRock đã lật đổ vị trí thống trị của ASUS trong phân khúc bo mạch chủ lần đầu tiên sau 10 năm tại thị trường Nhật Bản.

Xếp hạng BCN dựa trên cơ sở dữ liệu bán hàng được thu thập và tổng hợp từ dữ liệu bán hàng thực tế của các hệ thống PC & linh kiện từ các nhà bán lẻ lớn và cửa hàng bán trực tuyến, chiếm 40% tổng thị trường PC Nhật Bản. Theo báo cáo, ASUS đã từng là thương hiệu hàng đầu trên thị trường bo mạch chủ Nhật Bản trong một thời gian khá dài nhưng thời thế giờ đã đổi thay.

Báo cáo cho thấy ASUS đã từng có thời điểm chiếm thị phần bo mạch chủ gần 50% và giữ vị trí dẫn đầu từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 2 năm 2021 nhưng sau đó giảm dần.

Ngược lại với ASUS, kể từ giữa năm 2019, thị phần của ASRock đã tăng đều đặn lên mức trung bình 30% và thậm chí thu hẹp khoảng cách so với đối thủ là 2,6% vào năm 2019.

Vào tháng 2 năm 2021, thị phần chênh lệch giữa các bo mạch chủ ASUS và ASRock chỉ là 1% nhưng trong tháng trước, thị phần của ASRock tăng lên 37,9%, đánh dấu mức tăng 3,7% so với ASUS.

Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua ASRock đánh bại ASUS trong phân khúc thị trường bo mạch chủ nói chung. Điều này cũng không có gì ngạc nhiên vì trong khi ASUS thường đặt mức giá cao hơn cho dòng sản phẩm bo mạch chủ của mình thì ASRock tuân theo triết lý “hiệu năng và giá cả”, với việc đưa ra các sản phẩm bo mạch chủ có thiết kế giàu tính năng với mức giá hấp dẫn hơn nhiều. Thậm chí có những tùy chọn cung cấp các tính năng tốt hơn với mức giá thấp hơn so với ASUS.

Ví dụ: bo mạch chủ ASUS PRIME Z590-A được phát hành gần đây có giá 279,99 USD trong khi Z590 Steel Legend với WiFi 6E của ASRock có giá chỉ 211,99 USD. Trong thử nghiệm thực tế, Z590 Steel Legend cho thấy sản phẩm này mang lại một giá trị tuyệt vời với mức giá của nó.

ASUS cũng tăng giá linh kiện của mình cho phân khúc PC do chi phí vận hành, dịch vụ và giá linh kiện cao hơn là nguyên nhân chính cũng ảnh hưởng đến doanh số bán các sản phẩm của họ trong phân khúc DIY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook