Bạn đã hiểu hết về RAM trên Server ?

RAM đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành máy tính, nó giúp lưu dữ liệu nhanh và hiệu quả hơn. Bên trong RAM lại có nhiều thông số kĩ thuật khác nhau như Bus, Cas, ECC,…, bài viết này sẽ giới thiệu về RAM RDIMM bên trong những hệ thống workstation hay server và sự khác nhau giữa RDIMM, LRDIMM và UDIMM trong RAM.

RDIMM là gì?

RDIMM là Registered Dual Inline Memory Modules là loại RAM có các thanh ghi (register) được gắn trực tiếp trên bộ nhớ. Các thanh ghi (register) tái định hướng (re-drive) các tín hiệu qua các chip nhớ và cho phép module chứa nhiều chip nhớ hơn, dung lượng lớn hơn.

LRDIMM là gì?

LRDIMM là Load- Reduced Dual Inline Memory Modules (DIMMs giảm tải) là loại mô-đun bộ nhớ tiêu chuẩn mới dành cho máy chủ. Các mô-đun này được hỗ trợ trên nền hệ thống máy chủ 2012, sử dụng các bộ xử lý Intel Xeon E5 và bộ xử lý AMD Opteron 6200.

UDIMM là gì?

UDIMM là Unbuffered Dual Inline Memory Modules là loại RAM không có các bộ đệm hoặc thanh ghi (register) được thiết kế trên module bộ nhớ mà thay vào đó, các thiết bị này được thiết kế trên bo mạch chủ (motherboard).

Sự khác nhau giữa RDIMM và UDIMM

  • RDIMM là bộ nhớ có chứa các thanh ghi (register), còn UDIMM là bộ nhớ không có các bộ đệm hoặc thanh ghi (register) mà các thiết bị được thiết kế trên bo mạch chủ.
  • RDIMM và UDIMM có thể có chế độ tự sửa lỗi (ECC) hoặc không có (non ECC), gọi là ECC RDIMM hay ECC UDIMM.
  • RDIMM và UDIMM không thể được dùng chung với nhau trong một máy tính.
  • RDIMM thuộc phân lớp máy chủ, thực sự cần thiết cho các ứng dụng đòi hỏi sự ổn định và khả năng mở rộng bộ nhớ, một số bo mạch chủ mới có thể sẽ hỗ trợ Ram nhiều hơn.
  • UDIMM được giới hạn trong 2 DIMM (Dual In-line Memory Module), UDIMMs cung cấp băng thông bộ nhớ tốt hơn cho 1 DIMM trên mỗi kênh. Tuy nhiên khi sử dụng từ 2, 3 DIMM (Dual In-line Memory Module) mỗi kênh bạn sẽ nhận được băng thông bộ nhớ tốt hơn nếu sử dụng RDIMMs.

Ecc Sự khác nhau giữa RDIMM với LRDIMM: Khi sử dụng RDIMM trên các nền hệ thống dựa trên bộ xử lý Intel Xeon E5, người dùng bị giới hạn ở tối đa 2 cấu hình DIMM mỗi kênh, tốc độ bộ nhớ sẽ giảm với việc sử dụng giàn thứ ba. LRDIMM có thể vượt qua các giới hạn này thông qua việc sử dụng chip đệm bộ nhớ. Khi máy chủ được thiết lập cấu hình riêng LRDIMM, bộ điều khiển bộ nhớ trong các bộ xử lý tự động chuyển sang chế độ nối tiếp – tất cả dữ liệu, lệnh và tín hiệu điều khiển sẽ được đóng gói và truyền sang Bộ nhớ đệm trên LRDIMM. Sau đó Bộ nhớ đệm điều khiển tất cả thao tác đọc và ghi tới chip DRAM (Dyanmic RAM).

LRDIMM cung cấp tốc độ cao hơn ở các dung lượng lớn hơn điển hình như dung lượng 64Gb hay 128Gb trên 1 thanh RAM cho những người dùng mà việc sử dụng RDIMM 16GB hoặc RDIMM 32GB không thể đáp ứng nhu cầu của họ. Để xác định liệu bạn có cần LRDIMM hay không thì các bạn cần xác định các máy chủ có cần dung lượng cao hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook