SEARCH GOOGLE cũng là MỘT KỸ NĂNG BẮT BUỘC BẠN PHẢI HỌC

Muốn biết điều gì thì cứ nên google để tìm kiếm là sẽ có hay “Mọi thứ sẽ đều có ở trên google” . Nhưng chắc hẳn là đã có ít nhất một lần hoặc nhiều lần bạn đã gõ google nhưng không ra được một vẫn chưa thể ra được cái mà mình muốn thấy, muốn tìm cũng như là cần tìm. Và để rồi bạn nhận ra rằng không chỉ gõ, gõ, và gõ là sẽ ra vấn đề… Và việc này nếu cứ lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần thì chắc chắn sẽ gây tốn nhiều thời gian của bạn.

Vậy thì nguyên nhân nào khiến bạn vẫn đang có nhiều lần tìm kiếm “Sai” cách… Và cách tìm kiếm thông tin, nội dung trên google như thế nào thì mới được gọi là “chuẩn” “đúng” thì hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết này.

Keyword

Keyword, tiếng Việt gọi là từ khóa, chính là then chốt quyết định bạn có tìm ra cách giải quyết hay câu trả lời cho vấn đề mà bạn đang gặp phải hay không. Nếu tìm sai từ khóa thì Google vẫn trả về cho bạn một đống kết quả, nhưng sẽ không có cái nào giúp bạn được cả.

Vậy làm sao để biết keyword khi cần tìm kiếm về một vấn đề nhất định? Có một số quy tắc mà mình thường áp dụng như sau:

Nếu đang tìm kiếm tên một địa danh, một vị trí, một điểm đến, một người nào đó, hay bất kì thứ gì là danh từ riêng: chắc chắn phải thêm tên đó vào. Ví dụ: “Sài gòn”, “Đà Lạt”, “Taylor Swift”, “Steve Jobs”, “Mario”, “kính Hubble”, “NASA”, “Tử Cấm Thành”, “sách Pháo Đài Số”, “iPhone 10 Plus++”

Nếu đang tìm kiếm một thông báo, một lỗi, chắc chắn phải ghi nguyên văn vào. Ví dụ: “Your PC ran into a problem and needs to restart”, hay “Đã phát hiện lớp phủ màn hình”. Nếu có mã lỗi thì càng tốt vì nó sẽ giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ví dụ: “Error x878000E”

Nếu đang tìm hiểu về một vấn đề chuyên ngành hoặc mang tính đặc thù cao, hãy gõ tên đặc thù của cái mà bạn đang tìm hiểu. Ví dụ: “database engine”, “machine learning”, “hack phone”, “jailbreak”, “python”, “web programming”

Đừng chỉ dùng keyword tiếng Việt: đôi khi bạn cần tìm kiếm về một chủ thể nào đó nhưng tìm mãi theo cụm từ tiếng Việt mà lại chẳng có gì liên quan. Khi đó, nếu biết tiếng Anh nó gọi là gì, hãy chuyển sang dùng keyword tiếng Anh xem sao.

Ở trên chỉ là những keyword giúp bạn hiểu được một cách tổng quát về “chủ thể” mà bạn cần tìm kiếm thôi. Trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn cần thêm keyword theo sau để Google biết bạn đang muốn tìm cái gì liên quan tới chủ thể đó, có thể làm cách sửa lỗi, có thể là vị trí, có thể mật độ dân số hay cách học hỏi chẳng hạn. Bạn cần phải nói điều đó ra thì Google mới biết mà giúp bạn. Một vài keyword về “hành động” mà mình thường dùng là:

Cách sửa lỗi +
Làm sao để +
Cách +
+ là gì
Làm sao để học +
Học + + như thế nào
+ mua ở đâu
+ giá bao nhiêu

How to fix +
How to +
How to learn +
Getting started with +
Where is +
What is +

Cách ghép keyword cho hiệu quả

Khi đã định hình được trong đầu những keyword chuẩn bị dùng để tìm kiếm rồi thì bắt đầu tới khâu sắp xếp và viết như thế nào để Google có thể đưa cho bạn những kết quả chính xác nhất. Mà để làm được điều đó, bạn cần biết cách Google đi thu gom và tìm thông tin.

Khi một trang web mới xuất hiện, Google sẽ “scan” qua website đó, đọc từng dòng, từng chữ, từng hình ảnh xuất hiện trên web rồi lưu nó vào cơ sở dữ liệu của hãng. Lúc bạn cần tìm kiếm, Google sẽ cầm keyword của bạn đi vào cơ sở dữ liệu này, lục trong cả đống “hồ sơ” để tìm ra được kết quả gần khớp nhất. Có nhiều cách để Google tìm: tìm nguyên văn (keyword thế nào thì đi tìm thế đó), tách chữ trong keyword ra để tìm, tìm những từ đồng nghĩa, tìm từ gần nghĩa, v.v Chưa hết, Google có vẻ như còn đánh thứ tự ưu tiên tìm kiếm cho những từ đầu tiên trong cụm keyword và điều đó cũng ảnh hưởng tới kết quả search.

Theo kinh nghiệm của mình, với những thuật toán search như vậy, Google thường trả về kết quả đúng nhất khi keyword của bạn không quá dài và chứa đầy đủ 2 phần: keyword chủ thể + keyword hành động. Thứ tự sắp xếp thì tùy vào hoàn cảnh và ngôn ngữ, có thể xài cách như mình đã gợi ý cho anh em ở trên cũng được. Nếu dùng tiếng Việt, bạn hãy sắp xếp keyword thành một câu giống như khi bạn đang hỏi người khác vì đó cũng là thứ mà người ta thường post lên website. Ví dụ, bạn hỏi Google “Sài Gòn ở đâu” thì sẽ cho kết quả đúng hơn là khi tìm “ở đâu Sài Gòn”. Việc đặt các keyword lung tung như thế sẽ khiến Google trả về kết quả khác thứ tự, khác luôn cả nội dung nữa.

Và bạn cũng nên tránh các câu hỏi quá dài, dạng như “Làm thế nào để tôi có thể khắc phục vấn đề sập nguồn của laptop, laptop của tôi là MacBook Pro 2016”. Câu hỏi đó chứa quá nhiều keyword thừa và chủ thể của bạn cũng không được ưu tiên đưa lên đầu, vậy nên Google sẽ khó mà tìm thấy kết quả đúng như kỳ vọng của bạn. Câu này có thể viết lại theo cách tốt hơn như sau: “Cách sửa lỗi sập nguồn MacBook Pro 2016”. Mời anh xem thử hình bên dưới để thấy sự khác biệt, rõ ràng cách 2 đem lại kết quả có độ liên quan cao hơn rất nhiều.

Lọc và tổng hợp thông tin

Sau khi Google đã trả về kết quả cho bạn, bước tiếp theo bạn cần thực hiện là chọn lọc xem nên tin link nào, không nên tin link nào, và nên dùng thông tin đó ra sao. Cái này cần cả một quá trình thực tập dài và cả sự hiểu biết về các nguồn thông tin, nhưng có thể tóm gọn vài quy tắc như thế này:

Các kết quả trả về trên đầu thường được Google đánh giá cao, và đa phần là những trang lớn
Các trang báo lớn, cả trong nước lẫn ngoài nước, là nguồn có thể tin tưởng được với độ tin cậy khá cao (credible). Các trang vô danh tiểu tốt, blog cá nhân, diễn đàn thường có mức credible thấp hơn (nhưng không có nghĩa là sai, bạn sẽ phải tự mình đánh giá coi đúng hay không). Nên kiểm tra chéo thông tin giữa ít nhất 2 nguồn thông tin mà Google trả về xem có sự khác biệt quá lớn nào hay không, nếu thì lại Google để tìm hiểu xem vì sao khác, khác như thế nào. Wikipedia không phải lúc nào cũng đúng, chỉ mang tính chất tham khảo
Khi tìm công nghệ, kĩ thuật, sản phẩm của một hãng nào đó thì thông tin trên website của hãng làm ra món đồ đó có độ tin cậy cao

Ở trên các bạn có thể thấy mình nhắc nhiều tới chữ độ tin cậy, nhưng không có nghĩa là trang tin cậy lúc nào cũng đúng 100%. Bạn sẽ cần luyện tập việc này ngày qua ngày, với nhiều loại thông tin khác nhau. Như mình đây, khi mình Google về chip Intel Kaby Lake, mình sẽ kiểm tra thông tin trên Wikipedia để có cái nhìn tổng quát về con chip này, sau đó check từng mẩu thông tin bên website của Intel, các blog công nghệ, các web công nghệ lớn.

Vụ lọc và tổng hợp thông tin này có lẽ sẽ chia sẻ với anh em trong một topic khác kỹ càng hơn nhé. Ở đây chúng ta tập trung vào kĩ năng Google là chính.

Hình thành thói quen

Đây là cái quan trọng nhất đây: anh em phải tập nghĩ về Google như là giải pháp đầu tiên mỗi khi anh em gặp bất kì vấn đề gì. Không phải đi hỏi người khác, không phải chat với bạn bè, mà chính Google mới là cứu cánh đầu tiên của anh em. Không biết nấu món bún cá sứa Nha Trang? Google. Không biết cài Win? Google. Không biết reset điện thoại Android? Google luôn. Quên đường sang nhà bạn gái? Google tất. Mọi thứ đều Google được, hãy thử đi.

Thói quen này không phải muốn là có ngay. Cũng như kĩ năng lọc thông tin, thói quen nghĩ và sử dụng Google cần phải được hình thành theo năm tháng, điểm mấu chốt là anh em hãy chịu khó cầm điện thoại, cầm máy tính lên và search một vài lần đầu tiên đi. Chỉ như vậy anh em mới có động lực và thói quen ban đầu rồi sau đó mới tiếp tục được. Nếu không bao giờ làm thì không cách gì hình thành được thói quen đâu.

Khi anh em đã quen với cách suy nghĩ và sử dụng Google, nó không chỉ giúp cho những vấn đề cuộc sống mà còn giúp cho cả công việc của anh em nữa. Anh em không thể nào hỏi tất cả mọi thứ với tất cả mọi người, cái nào Google được thì hãy Google đi, chỉ khi nào không ra thì mới đi hỏi.

Sou: Tinhte.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook