Giải pháp mới về card đồ hoạ chơi Game độ phân giải Full HD trên laptop gọi tên Intel Arc A770M

Card đồ hoạ ở thời điểm hiện tại đã trở về mức giá gốc của nó và thời điểm hiện tại cũng chắc chắn là thời điểm vàng để chúng ta có thể build được cho mình những bộ PC tối ưu hiệu năng trên giá thành.

Cuộc chiến card đồ hoạ vốn dĩ từ trước đến nay vẫn chỉ là cuộc cạnh tranh tay đôi căng thẳng và khốc liệt giữa Nvidia và AMD… Ở tất cả những phân khúc mức giá từ phổ thông cho đến cao cấp hoặc cực kì cao cấp thì Nvidia và AMD luôn so kè nhau rất quyết liệt. Thế nhưng, có thể sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ lại có thêm một sự lựa chọn về card đồ hoạ đến từ một cái tên vừa lạ vừa quen… đó chính là Intel. Intel đã bước chân vào làm card đồ hoạ giống như AMD và Nvidia và đây sẽ là bước khởi đầu để Intel phát triển mảng sản phẩm card đồ hoạ của mình.

Vào đầu tuần vừa rồi thì những bài báo về kết quả của việc test hiệu năng chơi game của chiếc card đồ hoạ mới ra mắt của Intel Arc A380 trên desktop, kết quả cho ra gây thất vọng khá lớn nhưng không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn công nghệ khi Arc A380 thua kém hiệu năng chơi game cả GTX 1650 và RX 6400, Intel không có kế hoạch sẽ cho bán chính thính thức chiếc card đồ hoạ này trên toàn thế giới.

Tuy nhiên thì chúng ta cần phải hiểu rằng sự thua thiệt về mặt hiệu năng của Intel Arc A380 không đồng nghĩa với việc toàn bộ kiến trúc Arc Alchemist của Intel là một thất bại toàn diện trước khi mẫu card đồ hoạ có tên kể trên được sử dụng kiểu kiến trúc thiết kế này chưa được thương mại hoá ngoài thị trường. Và ví dụ cụ thể nhất là chỉ vài ngày gần đây chính Intel vừa công bố kết quả Intel tự benchmark nhiều game phổ biến khi chơi trên hai mẫu card đồ hoạ laptop mới thuộc phân khúc tầm trung của Intel là Arc A730M và Arc A770M.

Intel Arc A730M và A770M – Thông số kỹ thuật 

Có một điểm chung khá đặc biệt của cả 2 mẫu card đồ hoạ này đó là cả 2 đều dựa trên die chip xử lý tên mã ACM-G10, với những kết quả từ các bài test hiệu năng chơi game thì lại là điểm sáng khi A730M và A770M có điểm hiệu năng rất ấn tượng ở các tựa game FPS, AAA và 2 mẫu card đồ hoạ này được ra mắt nhằm mục đích Intel muốn cạnh tranh trực tiếp và sòng phằng với hai mẫu card đồ hoạ giá rẻ và phổ thông và tầm trung của Nvidia trên laptop đó là: RTX 3050 Ti và RTX 3060. RTX 3050 Ti và RTX 3060 trên laptop vốn dĩ đã rất mạnh và có mức hiệu năng cũng vô cùng ấn tượng nhưng giờ đây thì chúng sẽ phải đối đầu với hai mẫu card đồ hoạ có hiệu năng ngang ngửa và có khả năng là sẽ có mức giá bán rẻ hơn hai mẫu card của Nvidia.

Cụ thể hơn về mặt thông số kỹ thuật, Arc A730M sở hữu 23 nhân Xe chạy ở xung nhịp 1100 MHz, 24 nhân ray tracing, 12GB VRAM GDDR6 chạy trên memory bus 192-bit.

Trong khi đó thì phiên bản cao cấp hơn, A770M trang bị 32 nhân Xe chạy ở xung 1650 MHz, 32 nhân ray tracing, 16GB GDDR6 trên memory bus 256-bit.

Mức tiêu thụ điện của cả hai mẫu card này cũng dao động tương đối, phụ thuộc vào tùy chỉnh của từng nhà sản xuất laptop cũng như khả năng vận hành của hệ thống tản nhiệt. Cụ thể hơn với mẫu A730M, TGP dao động từ 80 đến 120W, còn với A770M là 120 đến 150W.

Kết quả đầy hứa hẹn tuy nhiên thì đây là kết quả mà Intel tự benchmark

Tiếp theo là kết quả chơi game ở độ phân giải Full HD. Chúng ta có thể thấy trong hầu hết trường hợp, A730M hoàn toàn có thể so sánh được với RTX 3050 Ti, còn A770M thì đủ sức so sánh với RTX 3060, dĩ nhiên là phiên bản trên laptop chứ không phải desktop:

Vấn đề của những kết quả kể trên là Intel không công bố chính xác con số TGP mà card đồ họa trên laptop của họ tiêu thụ, trong khi RTX 3050 Ti và RTX 3060 có TGP rất rõ ràng, lần lượt là 60 và 85W. Cả hai con số này đều thấp hơn TGP tối thiểu của A730M và A770M, vì thế lo ngại laptop tốn điện và tạo ra nhiều nhiệt là hoàn toàn hợp lý khi sử dụng hai mẫu card đồ hoạ mới của Intel.

Một lợi thế khác mà Intel đề cập là laptop trang bị GPU Alchemist cần tới tính năng Resizable BAR để vận hành tốt nhất. Nhưng trên hai chiếc laptop MSI Pulse G66 (RTX 3060) và Asus ROG Zephyrus M16 (RTX 3050 Ti) lại không có tính năng này. Điều này có thể khiến chúng ta nghĩ Intel đang “ăn gian” kết quả benchmark để biến sản phẩm của họ trông có vẻ tốt hơn so với thực tế sử dụng.

Nhưng bù lại, việc trang bị 12 và 16GB VRAM GDDR6 trên A730M và A770M là lợi thế đáng kể của nhà Intel khi đem so sánh với bên nhà Nvidia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook