Nên Chọn render = GPU hay CPU?

Render là một từ quen thuộc với những bạn chuyên thiết kế đồ họa hay dựng hình video,…. Hiện nay có 2 quá trình Render đó là  GPU và CPU. Mặc dù hai phương thức này đều được dùng với mục đích kết xuất ra kết quả sản phẩm, thế nhưng khả năng xử lý của chúng lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, bài viết này sẽ giải quyết cho các bạn nên render = GPU hay CPU để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Render là gì? Khái niệm về render

Trước khi giải đáp vấn đề nên render = GPU hay CPU, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm để hiểu rõ hơn render là gì nhé!

Render được hiểu là một quá trình kết xuất hình ảnh từ một hoặc nhiều mô hình, thành một đoạn phim hoặc một hình ảnh 3D nào đó bằng các phần mềm ứng dụng trên máy tính của chúng ta. Render có ứng dụng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: điện ảnh, các trò chơi video, trò chơi điện tử, ứng dụng kiến trúc, ứng dụng tạo hiệu ứng đặc biệt trên tivi…

Trong toàn bộ quy trình thực hiện xử lý đồ hoạ, render là bước cuối cùng cũng là bước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, nó quyết định thành quả của sản phẩm được tạo ra sẽ có giá trị đến đâu.

Ưu, nhược điểm của GPU và CPU khi render

Nắm được ưu, nhược điểm của GPU và CPU khi render, có thể giúp chúng ta giải đáp được thắc mắc nên render = GPU hay CPU.

Ưu, nhược điểm của GPU khi render

GPU khi render sẽ có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

– Sử dụng GPU trong việc render cho phép chúng ta kết hợp nhiều GPU dễ dàng hơn, đồng nghĩa với việc chi phí sẽ được tiết kiệm hơn.

– Giúp cho tốc độ render xử lý nhanh hơn. Nếu so sánh giữa GPU và CPU khi sử dụng phần mềm tương thích bằng nhau và cùng một giá tiền, thì GPU sẽ xử lý nhanh hơn từ 2 đến 15 lần.

– Có thể tận dụng tối đa bộ vi xử lý mà GPU được tích hợp sẵn.

Nhược điểm

– Bộ nhớ VRAM là nhược điểm của GPU, vì là loại máy tính mini nên dung lượng của nó rất bị hạn chế.

– Dễ gặp phải tình trạng nghẽn giao tiếp. Bởi vì khi GPU muốn giao tiếp bắt buộc phải thông qua CPU, điều này đã khiến nó không có quyền truy cập trực tiếp. Dẫn đến hiệu suất bị giảm do trễ thông tin.

– Phải phụ thuộc quá nhiều vào phần mềm Drive, vì drive thường xuyên được nâng cấp và có sự thay đổi.

Ưu, nhược điểm của CPU khi render

Ưu điểm và nhược điểm của CPU khi sử dụng để render có thể kể đến như sau:

Ưu điểm

– So với GPU thì CPU có khả năng tối ưu cho công việc Render nhiều hơn.

– Nguồn tài nguyên có sẵn bao gồm RAM, ổ cứng… đều có thể tận dụng tối đa.

– Giúp quá trình render diễn ra thuận lợi hơn.

Nhược điểm

– Khi muốn nâng cấp CPU rất phức tạp và tốn kém không ít chi phí.

– Khối lượng tài nguyên lớn trong bộ máy tính hầu hết đều bị CPU chiếm dụng.

– Khi phần cứng phải hoạt động hết công suất, trong quá trình render những đồ hoạ có tính phức tạp sẽ rất dễ gây ra gián đoạn. Ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công việc render.

Nên render = GPU hay CPU tốt hơn?

Ở thời gian trước, hầu hết mọi quá trình thực hiện render đều phải nhờ vào sự hỗ trợ tối đa của CPU. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì GPU đã xuất hiện và nhanh chóng trở thành sự lựa chọn ưu tiên của rất nhiều người. Để hoàn tất quá trình render một cách có hiệu quả và nhanh chóng, đòi hỏi người dùng phải tiêu tốn một lượng tài nguyên không hề nhỏ. Điều này phải dựa vào đặc điểm và tính năng của mỗi dòng máy.

Với hai hình thức GPU và CPU, mỗi hình thức đều chứa đựng những ưu điểm và nhược điểm riêng như chúng ta vừa kể trên đây. Nếu như CPU được đánh giá cao về số lượng chương trình có thể sử dụng, lập trình cũng dễ hơn thì GPU lại vượt trội hơn về tốc độ, các chương trình được render bằng GPU sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn hẳn. Tuy nhiên sự tối ưu vẫn là điều người dùng đánh giá cao nên CPU vẫn được ưa chuộng hơn vì cho ra sản phẩm chuẩn với mong muốn người dùng mặc dù tốc độ không thể nào bằng GPU.

Render bằng CPU cũng đồng nghĩa với việc CPU sẽ phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Cụ thể như: từ các mẫu 3D phải tính toán các đỉnh, điểm và đường thành các điểm ảnh và mảng màu của 2D. Sau đó còn phải truy xuất chúng ra bên ngoài màn hình. Render bằng GPU thì GPU chỉ có nhiệm vụ phân công cho các thành phần tạo ra ma trận tại các điểm ảnh và các mảng. Nhiệm vụ đơn giản này đã tạo điều kiện cho CPU, có thể dùng khả năng còn lại của mình vào các nhiệm vụ khác.

Nên render = GPU hay CPU thực ra là một câu hỏi mà không ai có thể đưa ra lời giải đáp thỏa đáng. Bởi vì nó còn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của mỗi công việc mà chúng ta cần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

   
icon zalo
messenger facebook